Thông tin Dầu khí
Saturday, December 23, 2017
Friday, December 11, 2015
Giới thiệu Diễn đàn Dầu khí Việt Nam
12/11/2015 10:45:00 AM
Diễn đàn Dầu khí Việt Nam (OGVF) là một Dự án phi lợi nhuận vì mục tiêu phát triển bền vững của ngành Dầu khí Việt Nam
Dự án www.oilgas.vn được chính thức thành lập năm 2015, bởi tôi thực sự nghĩ rằng nó rất quan trọng để kết nối mọi người với nhau. Thời điểm hiện nay, tôi đã sử dụng internet để tìm hiểu về ngành Dầu khí từ thông tin, sự kiện, tài liệu.... Tuy nhiên lúc đó thật sự không hề có dịch vụ nào để tìm kiếm những vấn đề có mối liên quan mật thiết tới con người đang công tác tại các doanh nghiệp, tổ chức cá nhân chuyên về các dịch vụ dầu khí
Khi thành lập oilgas.vn, tôi không phải muốn xây dựng một doanh nghiệp. Tôi chỉ đơn giản muốn giải quyết một vấn đề mà tôi cho là quan trọng. Tôi muốn giúp kết nối mọi người với nhau. Từ những trải nghiệm đó cùng với khao khát mong muốn đóng góp vào quá trình phát triển của ngành Dầu khí nước nhà, tôi đã tiến hành xây dựng Diễn đàn Dầu khí Việt Nam
Tên dự án:
- Tên tiếng Anh: Oil Gas Vietnam Forum
- Tên tiếng Việt: Diễn đàn Dầu khí Việt Nam
- Tên viết tắt: OGVF
Slogan:
Connect Unlimited/ Kết nối không giới hạn
Logo:
Dự án www.oilgas.vn được chính thức thành lập năm 2015, bởi tôi thực sự nghĩ rằng nó rất quan trọng để kết nối mọi người với nhau. Thời điểm hiện nay, tôi đã sử dụng internet để tìm hiểu về ngành Dầu khí từ thông tin, sự kiện, tài liệu.... Tuy nhiên lúc đó thật sự không hề có dịch vụ nào để tìm kiếm những vấn đề có mối liên quan mật thiết tới con người đang công tác tại các doanh nghiệp, tổ chức cá nhân chuyên về các dịch vụ dầu khí
Khi thành lập oilgas.vn, tôi không phải muốn xây dựng một doanh nghiệp. Tôi chỉ đơn giản muốn giải quyết một vấn đề mà tôi cho là quan trọng. Tôi muốn giúp kết nối mọi người với nhau. Từ những trải nghiệm đó cùng với khao khát mong muốn đóng góp vào quá trình phát triển của ngành Dầu khí nước nhà, tôi đã tiến hành xây dựng Diễn đàn Dầu khí Việt Nam
Tên dự án:
- Tên tiếng Anh: Oil Gas Vietnam Forum
- Tên tiếng Việt: Diễn đàn Dầu khí Việt Nam
- Tên viết tắt: OGVF
Slogan:
Connect Unlimited/ Kết nối không giới hạn
Logo:
Friday, November 27, 2015
Thông báo thay đổi địa chỉ tên miền
11/27/2015 08:23:00 AM
THÔNG BÁO
Về việc thay đổi địa chỉ tên miền
Kính gửi quý độc giả, Để thuận tiện cho việc trao đổi thông tin và thành lập Oil Gas Vietnam Forum để độc giả có thể tham khảo nhiều thông tin hơn tại website cũng như tham gia bình luận, viết bài, chúng tôi chính thức chính thức chuyển đổi tên miền đang hoạt động hiện tại oilgas.com.vn sang tên miền mới tại oilgas.vn. Sau ngày 1/12/2015, chúng tôi sẽ trực tiếp chuyển link qua tên miền mới.
Hi vọng sẽ tiếp tục nhận được sự ủng hộ từ quý độc giả, trân trong cảm ơn
Wednesday, November 25, 2015
Saudi Arabia cho biết sẵn sàng ổn định thị trường dầu
11/25/2015 11:25:00 AM
Nội các Saudi Arabia cho biết họ sẵn sàng hợp tác với các nước OPEC và ngoài OPEC để đạt được ổn định thị trường.
Giá dầu tăng vọt 1 USD/thùng sau các phát biểu này, mặc dù họ lặp đi lặp lại những gì Bộ trưởng dầu mỏ Saudi Arabia, Ali Naimi cho biết trong một phát biểu ở tuần trước. Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ nhóm họp vào 4/12.
Nội các đã nhấn mạnh vai trò của vương quốc này trong việc đạt được ổn định thị trường dầu mỏ, tiếp tục sẵn sàng và nỗ lực hợp tác với tất cả các nước OPEC và ngoài OPEC để duy trì ổn định thị trường và giá cả.
OPEC đã thúc giục các thành viên bên ngoài như Nga tham gia cắt giảm nguồn cung để giảm dư thừa, mà đã làm giá giảm hơn một nửa kể từ giữa năm 2014. Cho đến nay, không có nước nào bên ngoài OPEC đã từ chối và OPEC quay lại từ chối giảm nguồn cung của mình.
Thủ tướng Algeria, trong một bài phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh diễn đàn các nước xuất khẩu khí đốt GECF ở Tehran đã kêu gọi các nhà sản xuất dẫn dầu thị trường dầu khiểm soát những mức sản lượng của họ. Nếu thị trường dầu mỏ không được khiểm soát, sẽ thấy giá biến động mạnh, điều này sẽ gây thiệt hại cho lợi ích của nhà sản xuất, khách hàng và toàn bộ công nghiệp dầu mỏ.
Trừ việc thay đổi lập trường của Nga, cơ hội hành động như vậy sẽ vẫn là xa vời và các đại biệu OPEC cho biết OPEC không thể đơn phương cắt giảm sản lượng.
Một đại biểu cao cấp vùng vịnh của OPEC cho biết hồi đầu tháng rằng OPEC có thể duy trì chính sách không cắt giảm sản lượng nếu các nhà sản xuất chính ngoài OPEC không sẵn sàng giúp sức.
Các nhà kinh doanh dầu mỏ theo dõi chặt chẽ bất cứ bình luận nào từ lãnh đạo Saudi Arabia để có dấu hiệu OPEC có thể trở về chính sách cũ của họ - bảo vệ giá bằng cách cắt giảm sản lượng - từ chính sách phục hồi thị phần.
Một tuyên bố cuộc họp của nội các trước đó hồi tháng 4, tuyên bố như vậy cũng đã khẳng định sự sẵn sàng của Riyadh để gia khôi phục ổn định thị trường nếu các nhà sản xuất dầu lớn cũng làm như vậy.
Giá dầu tăng vọt 1 USD/thùng sau các phát biểu này, mặc dù họ lặp đi lặp lại những gì Bộ trưởng dầu mỏ Saudi Arabia, Ali Naimi cho biết trong một phát biểu ở tuần trước. Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ nhóm họp vào 4/12.
Nội các đã nhấn mạnh vai trò của vương quốc này trong việc đạt được ổn định thị trường dầu mỏ, tiếp tục sẵn sàng và nỗ lực hợp tác với tất cả các nước OPEC và ngoài OPEC để duy trì ổn định thị trường và giá cả.
OPEC đã thúc giục các thành viên bên ngoài như Nga tham gia cắt giảm nguồn cung để giảm dư thừa, mà đã làm giá giảm hơn một nửa kể từ giữa năm 2014. Cho đến nay, không có nước nào bên ngoài OPEC đã từ chối và OPEC quay lại từ chối giảm nguồn cung của mình.
Trừ việc thay đổi lập trường của Nga, cơ hội hành động như vậy sẽ vẫn là xa vời và các đại biệu OPEC cho biết OPEC không thể đơn phương cắt giảm sản lượng.
Một đại biểu cao cấp vùng vịnh của OPEC cho biết hồi đầu tháng rằng OPEC có thể duy trì chính sách không cắt giảm sản lượng nếu các nhà sản xuất chính ngoài OPEC không sẵn sàng giúp sức.
Các nhà kinh doanh dầu mỏ theo dõi chặt chẽ bất cứ bình luận nào từ lãnh đạo Saudi Arabia để có dấu hiệu OPEC có thể trở về chính sách cũ của họ - bảo vệ giá bằng cách cắt giảm sản lượng - từ chính sách phục hồi thị phần.
Một tuyên bố cuộc họp của nội các trước đó hồi tháng 4, tuyên bố như vậy cũng đã khẳng định sự sẵn sàng của Riyadh để gia khôi phục ổn định thị trường nếu các nhà sản xuất dầu lớn cũng làm như vậy.
Nguồn: Phòng Thông tin kinh tế quốc tế - VITIC/Reuters
Iran giữ vai trò quan trọng trong thị trường dầu khí
11/25/2015 10:45:00 AM
Trong số nguyên thủ tham dự có Tổng thống Nga Vladimir Putin, Tổng thống Nicolas Maduro của Venezuela, Tổng thống Muhammadu Buhari của Nigeria. Cuộc họp do Tổng thống Hassan Rouhani chủ tọa. Tổng thống Rouhani đã nói trong cuộc họp Diễn đàn các Nước Xuất cảng Dầu khí hay GECF rằng Iran muốn giữ vai trò lớn hơn trong việc cung cấp dầu khí cho thị trường toàn cầu.
Đây là lần đầu tiên Tổng thống Putin tới Iran kể từ năm 2007 cho thấy hai nước đang nồng ấm lại liên hệ ngoại giao. Iran đã làm nước chủ nhà tổ chức hội nghị thượng đỉnh GECF để chuẩn bị cho sự nhấc bỏ cấm vận của Tây Phương vào năm tới sau khi ký hiệp ước nguyên tử trong tháng Bảy. Iran là nước có trử lượng dầu khí đứng thứ nhì thế giới, sau Nga. Theo ước tính Iran có trử lượng dầu khí khoảng 30 ngàn tỷ mét khối, chiếm 15.8% trử lượng toàn cầu.
Tuy nhiên, Cơ quan Tin tức Năng lượng Hoa Kỳ ước tính trử lượng dầu khí của Iran khoảng 33.6 ngàn tỷ mét khối, cao hơn trử lượng của Nga. Trong năm 1998, cơ quan Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ ước tính các mỏ dầu khí chưa khám phá ở Iran có trử lượng từ 226 tới 800 ngàn tỷ feet khối.
Tuy nhiên, Cơ quan Tin tức Năng lượng Hoa Kỳ ước tính trử lượng dầu khí của Iran khoảng 33.6 ngàn tỷ mét khối, cao hơn trử lượng của Nga. Trong năm 1998, cơ quan Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ ước tính các mỏ dầu khí chưa khám phá ở Iran có trử lượng từ 226 tới 800 ngàn tỷ feet khối.
Robert Võ - http://www.sbtn.tv/
Số phận OPEC bị đe dọa
11/25/2015 06:09:00 AM
Thị trường khổng lồ Trung Quốc vẫn là nơi các nhà cung cấp trên thế giới cạnh tranh thị phần dầu mỏ
Giá dầu lao dốc đang khiến nội bộ Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) rạn nứt và tranh cãi nổ ra giữa Ả Rập Saudi - được xem là trụ cột của OPEC - và các nhà sản xuất nhỏ hơn, như Venezuela và Algeria.
Đài CNN nhận định các nhà sản xuất nhỏ muốn OPEC kìm hãm sản lượng nhằm đẩy giá dầu lên, từ đó vực dậy nền kinh tế đang chịu thiệt hại vì giá dầu giảm mạnh. Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, doanh thu của OPEC đã giảm gần 500 tỉ USD/năm sau khi giá dầu giảm 60% so với mức hồi tháng 6-2014.
Bộ Dầu mỏ Venezuela cảnh báo giá dầu có thể giảm xuống mức 25 USD/thùng nếu OPEC không hành động nhanh chóng. Trong khi đó, Algeria kêu gọi đưa ra mức giá sàn, còn Ecuador cho rằng cách duy nhất để cân bằng thị trường là cắt giảm sản lượng.
Cựu Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nigeria Muhammad Sanusi II tuyên bố Ả Rập Saudi đã sai lầm khi quyết định sản xuất dầu tràn ngập thị trường bởi điều đó chẳng giúp được ai, kể cả nước này. Tuy nhiên, Ả Rập Saudi cho đến giờ vẫn bỏ ngoài tai. Bằng cách kìm giữ giá dầu ở mức thấp, đại gia dầu mỏ này hy vọng giành lại được thị phần đã mất bằng cách “tống khứ” các nhà sản xuất dầu đá phiến Mỹ ra khỏi cuộc chơi.
Mối bất hòa xuất hiện trước thềm hội nghị OPEC, dự kiến diễn ra ở thủ đô Vienna - Áo vào ngày 4-12 tới. Ít người kỳ vọng Ả Rập Saudi sẽ nhượng bộ tại hội nghị này, khiến tình trạng đối đầu trở nên nghiêm trọng, đe dọa số phận của OPEC. Nguồn tin từ Bộ Dầu mỏ Ả Rập Saudi tiết lộ nước này sẽ không thay đổi sản lượng nếu Nga tiếp tục “cho ra lò” gần 11 triệu thùng dầu/ngày.
Trong khi đó, các nước láng giềng Qatar, Kuwait và Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất đứng về phe Ả Rập Saudi bởi họ có đủ tiềm lực tài chính để chống chọi với giá dầu thấp, ít nhất là trong vài năm nữa. Các nước này lo ngại sẽ mất thêm thị phần về tay Mỹ, Nga và các thành viên OPEC khác nếu chịu cắt giảm sản lượng.
Theo hãng tin Bloomberg, Ả Rập Saudi và Angola đã qua mặt Nga trở thành những nhà cung cấp dầu thô lớn nhất cho Trung Quốc trong tháng 10 vừa qua. Cụ thể, Ả Rập Saudi đã bán hơn 29 triệu thùng dầu cho Trung Quốc, theo sau là Angola (26 triệu thùng) và Nga (gần 25 triệu thùng). Thị trường khổng lồ Trung Quốc vẫn là nơi các nhà cung cấp trên thế giới tranh giành, làm các chuyên gia năng lượng lo ngại tình trạng nguồn cung dầu thừa mứa sẽ còn kéo dài.
Trong một diễn biến khác, nhật báo Iran Daily ngày 24-11 bình luận rằng sự hiện diện của Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Các nước Xuất khẩu khí đốt (GECF) ở Tehran một ngày trước đó sẽ góp phần phát triển mối quan hệ song phương trong lĩnh vực khai thác và sản xuất năng lượng. “Cần thiết phát triển sự hợp tác cả với các quốc gia không là thành viên OPEC như Nga” - tờ báo nhấn mạnh.
Giá dầu lao dốc đang khiến nội bộ Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) rạn nứt và tranh cãi nổ ra giữa Ả Rập Saudi - được xem là trụ cột của OPEC - và các nhà sản xuất nhỏ hơn, như Venezuela và Algeria.
Đài CNN nhận định các nhà sản xuất nhỏ muốn OPEC kìm hãm sản lượng nhằm đẩy giá dầu lên, từ đó vực dậy nền kinh tế đang chịu thiệt hại vì giá dầu giảm mạnh. Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, doanh thu của OPEC đã giảm gần 500 tỉ USD/năm sau khi giá dầu giảm 60% so với mức hồi tháng 6-2014.
![]() |
Hiện chưa có dấu hiệu cho thấy OPEC sẽ giảm sản lượng dầu trong thời gian tới Ảnh: THARAWAT |
Cựu Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nigeria Muhammad Sanusi II tuyên bố Ả Rập Saudi đã sai lầm khi quyết định sản xuất dầu tràn ngập thị trường bởi điều đó chẳng giúp được ai, kể cả nước này. Tuy nhiên, Ả Rập Saudi cho đến giờ vẫn bỏ ngoài tai. Bằng cách kìm giữ giá dầu ở mức thấp, đại gia dầu mỏ này hy vọng giành lại được thị phần đã mất bằng cách “tống khứ” các nhà sản xuất dầu đá phiến Mỹ ra khỏi cuộc chơi.
Mối bất hòa xuất hiện trước thềm hội nghị OPEC, dự kiến diễn ra ở thủ đô Vienna - Áo vào ngày 4-12 tới. Ít người kỳ vọng Ả Rập Saudi sẽ nhượng bộ tại hội nghị này, khiến tình trạng đối đầu trở nên nghiêm trọng, đe dọa số phận của OPEC. Nguồn tin từ Bộ Dầu mỏ Ả Rập Saudi tiết lộ nước này sẽ không thay đổi sản lượng nếu Nga tiếp tục “cho ra lò” gần 11 triệu thùng dầu/ngày.
Trong khi đó, các nước láng giềng Qatar, Kuwait và Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất đứng về phe Ả Rập Saudi bởi họ có đủ tiềm lực tài chính để chống chọi với giá dầu thấp, ít nhất là trong vài năm nữa. Các nước này lo ngại sẽ mất thêm thị phần về tay Mỹ, Nga và các thành viên OPEC khác nếu chịu cắt giảm sản lượng.
Theo hãng tin Bloomberg, Ả Rập Saudi và Angola đã qua mặt Nga trở thành những nhà cung cấp dầu thô lớn nhất cho Trung Quốc trong tháng 10 vừa qua. Cụ thể, Ả Rập Saudi đã bán hơn 29 triệu thùng dầu cho Trung Quốc, theo sau là Angola (26 triệu thùng) và Nga (gần 25 triệu thùng). Thị trường khổng lồ Trung Quốc vẫn là nơi các nhà cung cấp trên thế giới tranh giành, làm các chuyên gia năng lượng lo ngại tình trạng nguồn cung dầu thừa mứa sẽ còn kéo dài.
Trong một diễn biến khác, nhật báo Iran Daily ngày 24-11 bình luận rằng sự hiện diện của Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Các nước Xuất khẩu khí đốt (GECF) ở Tehran một ngày trước đó sẽ góp phần phát triển mối quan hệ song phương trong lĩnh vực khai thác và sản xuất năng lượng. “Cần thiết phát triển sự hợp tác cả với các quốc gia không là thành viên OPEC như Nga” - tờ báo nhấn mạnh.
Theo: http://nld.com.vn/
Subscribe to:
Posts
(
Atom
)